Rủi ro về tai nạn lao động là vấn đề không thể lường trước được đối với người lao động làm việc tại các công trình xây dựng. Theo đó, thông tư 329/2016/TT-BTC quy định một số đối tượng phải tham gia bảo hiểm tai nạn theo hướng dẫn tại thông tư này.
Biểu phí bảo hiểm tai nạn theo Thông Tư 329
BIỂU PHÍ BẢO HIỂM TAI NẠN THEO THÔNG TƯ 329 |
||||
MỨC TRÁCH NHIỆM | 100.000.000 VNĐ/Người | |||
TỈ LỆ PHÍ | Loại 1 (0,45%) | Loại 2 (0,6%) | Loại 3 (0,75%) | Loại 4 (0,9%) |
PHÍ BẢO HIỂM (VNĐ/Năm) | 450.000 | 600.000 | 750.000 | 900.000 |
Thời hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kế từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.
Những đối tượng nào tham gia loại hình bảo hiểm này
1. Chủ đầu tư xây dựng, nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng).
2. Nhà thầu tư vấn.
3. Nhà thầu thi công xây dựng.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”), doanh nghiệp tái bảo hiểm.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Phạm vị bảo hiểm
Bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Điều 5 thông tư Số: 329/2016/TT-BTC
Quy tắc bảo hiểm
Theo thông tư Số329/2016/TT-BTC – Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
Phân loại nghề nghiệp
Loại 1: Lao động gián tiếp, làm việc chủ yếu trong văn phòng, bàn giấy hoặc những công việc tương tự ít đi lại khác. Ví dụ: kế toán, nhân viên hành chính.
Loại 2: Nghề nghiệp không phải lao động chân tay nhưng có mức độ rủi ro lớn hơn loại 1, đòi hỏi phải đi lại nhiều hoặc bao gồm cả lao động chân tay nhưng không thường xuyên và lao động chân tay nhẹ. Ví dụ: kỹ sư dân dụng, cán bộ quản lý thường xuyên đến công trường.
Loại 3: Những nghề mà công việc chủ yếu là lao động chân tay và những công việc có mức độ rủi ro cao hơn loại 2. Ví dụ: kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, công nhân làm việc trên công trường.
Loại 4: Những ngành nghề nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn và không được quy định ở ba loại nghề nghiệp trên.
Để biết thêm thông tin về phí bảo hiểm công trình, máy móc công trình, bảo hiểm công nhân công trình, bảo hiểm mọi rủi ro công trình, và thủ tục chi trả bồi thường bảo hiểm như thế nào? Bạn có thể liên hệ cho chúng tôi tại website: baohiemsaigon24h.net để được hỗ trợ tận tình. Hoặc bạn có thể để lại thông tin tại đây