Trong những năm qua hàng loạt những sự cố công trình tổn thất ngoài ý muốn của con người. Những thiên tai, trong tính toán thiết kế cũng không thể tránh khỏi sai sót dẫn đến mất ổn định công trình gây ra thiệt hại hàng trăm nghìn tỷ đồng. Vậy, giờ đây trách nhiệm sẽ thuộc về ai? nhà thiết kế hay đơn vị thi công? Trước khi để quy trách nhiệm về ai thì hãy để cho chúng tôi chia sẻ những rủi ro này cùng bạn, nếu là chủ doanh nghiệp hay là người quản lý sẽ an tâm, vững bước tự tin phát triển ngành nghề bạn đã lựa chọn.
Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng bao gồm
Thiệt hại vật chất, Trách nhiệm bên thứ ba.
Người được bảo hiểm: Chủ đầu tư, nhà thầu chính, nhà thầu phụ và các bên có liên quan.
Đối tượng được bảo hiểm:
Các công trình xây dựng bao gồm công trình công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp…
Trang thiết bị máy móc phục vụ xây dựng.
Phần công việc lắp đặt hoặc một bộ phận của xây dựng.
Tài sản sẵn có trong quá trình xây dựng thuộc quyền sở hữu của Người được bảo hiểm.
Chi phí dọn dẹp hiện trường.
Giá trị xây dựng: Bao gồm giá trị của tất cả các hạng mục công trình do chủ thầu tiền hành theo hợp đồng ký kết giữa chủ thầu và chủ đầu tư.
Trách nhiệm bên thứ 3
Người bảo hiểm sẽ bồi thường những khoản tiền mà Người được bảo hiểm phải có trách nhiệm trả liên quan tới:
Thương tật hay ốm đau bất ngờ cho bên thứ ba (dù chết hay không).
Tổn thất bất ngờ đối với tài sản của người thứ ba.
Thời hạn bảo hiểm công trình xây dựng
Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực từ khi công trình khởi công, thời hạn bảo hiểm kết thúc khi công trình hoàn thành và được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng, nhưng chậm nhất không được vượt qua ngày ghi trong hợp đồng bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Khi có yêu cầu bảo hiểm Người được bảo hiểm phải thực hiện
Gửi bảng câu hỏi kiêm Giấy yêu cầu bảo hiểm.
Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro.
Bảo hiểm mọi rũi ro lắp đặt
Áp dụng cho các công trình dân dụng, công trình công nghiệp trong đó phần thi công lắp đặt chiếm tỷ trọng chủ yếu
Thời hạn bảo hiểm
Thời gian bắt đầu ngay từ khi tháo dỡ các hạng mục bảo hiểm xuống khu vực công trường, bao gồm cả thời gian lưu kho nhưng không quá 3 tháng.
Thời gian kết thúc ngay sau khi công trình được bàn giao hay đưa vào sử dụng, nhưng không muộn hơn thời điểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Để biết thêm thông tin về phí bảo hiểm công trình, máy móc công trình, bảo hiểm công nhân công trình, bảo hiểm mọi rủi ro công trình, và thủ tục chi trả bồi thường bảo hiểm như thế nào? Bạn có thể liên hệ cho chúng tôi tại website: baohiemsaigon24h.net để được hỗ trợ tận tình. Hoặc bạn có thể để lại thông tin tại đây